Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline (từ 8h00-17h00): 0989819115
Cấp cứu (từ 17h00-8h00): 0989809115

Phẫu thuật nhi

PhẪu thuật Nhi

HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng. Ở đa số trẻ, bàn chân sẽ có vòm và lõm lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN TRẺ EM

Trẻ bị thoát vị bẹn trẻ em trước đây thường được điều trị bằng cách phẫu thuật mổ mở (mổ phanh), tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cũng như dễ tái phát. Để khắc phục điều này, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đã thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trẻ em thường quy và gần như hoàn toàn – phương pháp này được xem là tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị bệnh lý này ở trẻ.

BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM: THOÁT VỊ BẸN

Thoát vị bẹn là tình trạng phình lên một cách bất thường, có thể nhìn thấy được và cảm thấy được ở vùng bẹn bìu (trẻ nam) hoặc vùng bẹn môi lớn (trẻ nữ). Nội dung bên trong là các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ)

TỔNG QUAN THOÁT VỊ BẸN TRẺ EM

Thoát vị bẹn trẻ em là tình trạng phình lên một cách bất thường, có thể nhìn thấy được và cảm thấy được ở vùng bẹn bìu (trẻ nam) hoặc vùng bẹn môi lớn (trẻ nữ). Nội dung bên trong là các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ)

Tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự hồi phục mà cần có can thiệp phẫu thuật nhằm tránh biến chứng nghẹt. Tuy nhiên trước khi được chỉ định phẫu thuật, trẻ cần phải được cân nhắc các yếu tố như tiền sử sinh non hay có bệnh lý đặc biệt để quyết định thời gian mổ

HIỂM HỌA TỪ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG, ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐỒ ĂN VẶT.

Thống kê từ Hiệp hội tiêu hóa Châu Á-Thái Bình dương cho thấy tại Việt nam, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là rất phổ biến, các cuộc khảo sát gần đây nhất đã tính toán tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là 26%, cao nhất trong số các bệnh lý đường tiêu hóa; trong đó, các nghiên cứu đa trung tâm đã xác định 85-90% các trường hợp viêm loét dạ dày và trên 95% các trường hợp viêm loét hành tá tràng là có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

CỨU SỐNG CHÁU BÉ SUÝT VỠ RUỘT VÌ GIÃN ĐẠI TRÀNG

Phình đại tràng bẩm sinh (vô hạch đại tràng, megacolon, hay bệnh Hirschprung) là tình trạng không có tế bào hạch thần kinh của đám rối cơ ruột ở một đoạn ruột. Hay gặp ở trực tràng. Tần suất 1/5000 trẻ. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng chậm đi ngoài phân su sau 24h đầu sau sinh, khó đại tiện hoặc táo bón 5-7 ngày, lâu dần bụng chướng có thể biểu hiện bệnh cảnh tắc ruột.