Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

CỨU SỐNG CHÁU BÉ SUÝT VỠ RUỘT VÌ GIÃN ĐẠI TRÀNG

Ngày 26-12-2020 khoa phẫu thuật Nhi có tiếp nhận một cháu bé tên Nguyễn Đăng K. 8 tuổi – Hà Nội, theo người nhà kể bệnh nhân có nghi ngờ phình đại tràng bẩm sinh từ 3 tháng, tuy vậy gia đình không đưa con đi điều trị, gần đây trẻ không đại tiện được, bụng chướng căng dần nên đã đưa con vào viện Xanh Pôn khám.

Th.S BSNT Dương Văn Mai cùng e kíp đang tiến hành phẫu thuật cứu sống cháu bé

Khi vào khoa chúng tôi khám thấy trẻ bụng chướng căng, quai ruột nổi, bệnh nhân nôn dịch nâu bẩn, không đại tiện. Thăm trực tràng bóng trực tràng rộng, phía trên có khối phân to làm gấp đại tràng, dùng sonde không đẩy lên được để thụt tháo. XQ quai ruột giãn to, chứa nhiều phân.

Hình ảnh XQ các quai ruột giãn to và chứa nhiều phân ở cháu bé.

Kíp trực Th.S BSNT. Dương Văn Mai đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu làm hậu môn nhân tạo và sinh thiết đại tràng cứu sống cháu bé. Bs Mai cho biết “trong mổ chúng tôi quan sát thấy quai đại tràng giãn to, đè gập góc gây tắc ruột. Chúng tôi đã tiến hành làm hậu môn nhân tạo dẫn lưu hồi tràng làm giảm áp lực ruột cho cháu, đống thời cũng sẽ lên kế hoạch cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch khi đã chuận bị đại tràng và sức khỏe của cháu ổn định.

Quai ruột phình to gập góc gây tắc ruột – buộc lòng e kíp trực phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu

Theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn – trưởng khoa Phẫu thuật Nhi: Phình đại tràng bẩm sinh (vô hạch đại tràng, megacolon, hay bệnh Hirschprung) là tình trạng không có tế bào hạch thần kinh của đám rối cơ ruột ở một đoạn ruột, hay gặp ở trực tràng. Tần suất 1/5000 trẻ. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng chậm đi ngoài phân su sau 24h đầu sau sinh, khó đại tiện hoặc táo bón 5-7 ngày, lâu dần bụng chướng có thể biểu hiện bệnh cảnh tắc ruột.

Đối với những bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh nếu phát hiện và xử lý sớm có thể chỉ cần phẫu thuật 1 lần bằng phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật qua đường hậu môn. Tuy nhiên, bệnh nhân K. đến viện trong tình trạng bụng chướng căng và bệnh đã kéo dài trong nhiều năm, vì vậy bệnh nhân cần phẫu thuật trong 3 thì.
Cũng theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn khuyến cáo: đối với những trẻ có biểu hiện chậm đi ngoài phân su sau 24h  giờ đầu sau sinh, có biểu hiện khó đại tiện hay táo bón, bụng chướng … thì cần đưa đến bệnh viện có chuyên khoa Ngoại Nhi để khám, chẩn đoán và điều trị sớm cho con.

Hình ảnh đại tràng “siêu to khổng lồ” – nếu không được giảm áp sẽ có nguy cơ vỡ ngày tức thì

Tại phòng khám Nhi và phòng khám Ngoại nhi Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội bệnh viện Xanh Pôn luôn đi đầu trong việc chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhi khoa nói chung và Ngoại nhi nói riêng. Đây là cơ sở công lập một 100% hiện đại và đồng bộ đảm bảo đầy đủ điều kiện và yêu cầu cao nhất về chuyên môn và Y đức. Hãy cho con tới bệnh viện khám ngay nếu có bất thường không nên chủ qua trong mọi trường hợp tránh như trường hợp cháu K ở trên.

Nhật Nguyễn