Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

HIỂM HỌA TỪ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG, ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐỒ ĂN VẶT.

Thống kê từ Hiệp hội tiêu hóa Châu Á-Thái Bình dương cho thấy tại Việt nam, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là rất phổ biến, các cuộc khảo sát gần đây nhất đã tính toán tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là 26%, cao nhất trong số các bệnh lý đường tiêu hóa; trong đó, các nghiên cứu đa trung tâm đã xác định 85-90% các trường hợp viêm loét dạ dày và trên 95% các trường hợp viêm loét hành tá tràng là có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Việt nam nằm trong khu vực báo động đỏ với tỷ lệ nhiễm chung trên 70%, đặc biệt tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em ngày càng tăng cao và trẻ hóa: báo cáo Điều tra dịch tễ học 2014 công bố có tới hơn 40% trẻ emnhiễm HP, thậm chí có những trẻ mới 2 tuổi.Nghiên cứu kéo dài trong 2 năm trên 362 hộ gia đình của Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật Việt nam đã chứng minh cho các đối tượng có quan hệ gần gũi, nhất là trong gia đình có tỷ lệ nhiễm HP chung là 85,9%, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 8 tuổi có tỷ lệ nhiễm tới 96,2%, cao gấp 4 lần so với các nước phát triển.

Con số giật mình này liên quan trực tiếp tới thói quen ăn uống sinh hoạt, sự thiếu hiểu biết và thiếu quan tâm thăm khám sức khỏe định kỳ trong một môi trường vệ sinh thấp kém. Đặc biệt là sự thờ ơ của các bậc phụ huynh trước những biểu hiện bất thường nhỏ thoáng qua của con trẻ cũng như trước những vấn nạn gây ô nhiễm môi trường, trong đó bao gồm cả những quán cóc tràn lan trên vỉa hè trước các cổng trường, la liệt những món đồ ăn vặt ướp hóa chất bảo quản được nhuộm màu bắt mắt chỉ với giá rất bèo, cực kỳ hấp dẫn lứa tuổi học trò nhưnghiển hiện nguy cơ lây truyền bệnh tật.

Vi khuẩn HP xâm nhập sẽ ẩn nấp dưới lớp màng nhày, sau đó âm thầm hoạt động tiết ra các enzyme, NH3 và các độc tố CagA, VagA để chung hòa acid môi trường, phát triển và nhân lên, khiến lớp màng nhày bị tổn thương rồi lở loét do kích thích tăng tiết acid xói mòn, cơ thể bị nhiễm độc, suy dinh dưỡng thiếu máu thiếu sắt. Nguy hiểm hơn nữa, nhờ cấu trúc đặc biệt và các biến thể gene của mình, vi khuẩn HP có khả năng kháng điều trị rất cao, ở một số tỉnh thành lớn như Hà nội tỷ lệ kháng thuốc của HP lên tới trên 23%.

Những ổ viêm loét không được phát hiện và điều trị đúng sẽ dần ăn sâu lan rộng, dẫn tới các biến chứng nặng nề như co kéo biến dạng, hẹp tắc, thậm chí lâm vào tình trạng cấp cứu như chảy máu, viêm phúc mạc do thủng ổ loét nguy hiểm tới tính mạng.

  Chức năng tiêu hóa bị rối loạn không những khiến cơ thể suy yếu do không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn không thể nghiền nát và phân giải được các hợp chất, đặc biệt là xơ bã trong thức ăn, hơn nữa còn được gia cố bởi các hóa chất bảo quản. Nếu trẻ tiếp tục kéo dài tình trạng ăn uống vô tổ chức với chiếc dạ dày tổn thương không được điều trị này, các chất xơ bã sẽ có nguy cơ tích tụ và kết tập tạo thành những khối bã lớn gây tắc ruột, điển hình như trường hợp một bệnh nhi mới đây đã được điều trị tại TTKTC BVĐK Saint-Paul:

Text

Description automatically generated with low confidence

Hình ảnh nội soi dạ dày – tá tràng cho thấy nhiều ổ viêm loét niêm mạc rải khắp dạ dày, tá tràng và thực quản của bệnh nhi.

A close - up of a cell phone

Description automatically generated with low confidence

Điều trị nội khoa không thể cải thiện được tình trạng tắc ruột, bắt buộc phải chỉ định phẫu thuật: nội soi trong ổ bụng cho thấy suốt hơn 1m hỗng-hồi tràng của trẻ lấp đầy những khối bã lớn dai chắc.

A picture containing text, food, beverage, tea

Description automatically generated

Các khối bã gây tắc ruột này được kết cấu từ những bó sợi dai màu nâu đỏ tương tự như thịt bò, nai khô hoặc các loại que cay…được bày bán tràn lan trước các cổng trường.

Quý vị nên bớt chút thời gian chăm sóc và hướng dẫn vệ sinh cho con trẻ cũng như tất cả thành viên trong gia đình. Đặc biệt đừng bỏ qua những biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhặt thoáng qua như bỏ bữa, ăn mất điều độ, kém ăn kêu đầy tức bụng, ợ hơi ợ chua, đau trước hoặc sau khi dùng bữa…Đừng vì lý do con bận học mà chưa thể sắp xếp đi khám kiểm tra, bởi vấn đề cốt lõi là có sức khỏe mới có thể học tốt cũng như làm tốt được!

Bs. Phan Ngọc Chúc