Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

TỔNG QUAN THOÁT VỊ BẸN TRẺ EM

Thoát vị bẹn là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Bệnh cần được phẫu thuật sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn trẻ em là tình trạng phình lên một cách bất thường, có thể nhìn thấy được và cảm thấy được ở vùng bẹn bìu (trẻ nam) hoặc vùng bẹn môi lớn (trẻ nữ). Nội dung bên trong là các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ)

Tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự hồi phục mà cần có can thiệp phẫu thuật nhằm tránh biến chứng nghẹt. Tuy nhiên trước khi được chỉ định phẫu thuật, trẻ cần phải được cân nhắc các yếu tố như tiền sử sinh non hay có bệnh lý đặc biệt để quyết định thời gian mổ

Nếu phát hiện và điều trị muộn, thoát vị bẹn ở trẻ em có thấy gây nên những biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, mạc treo ruột,…

http://www.drtranson.com/application/uploads/images/Screen%20Shot%202016-10-08%20at%206_19_29%20AM.png
Hinh1: Thoát vị bẹn phải

Tần suất xuất hiện.

Tỷ lệ gặp từ 0,8 – 4,4% ở trẻ em. Có nghĩa là cứ 1000 trẻ em thì có từ 8 đến 44 trẻ bị mắc bệnh này. Ở trẻ sinh non tần suất lên đển 30% tùy theo tuổi thai.

Tuổi: có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Bệnh xảy ra ở cả hai giới nhưng trẻ nam có tỷ lệ bệnh cao hơn trẻ nữ 5-10 lần

Khoảng 60% thoát vị bẹn xảy ra bên phải, 25% – 30% xảy ra bên trái, 10%- 15% xảy ra cả hai bên.

Nguyên nhân: 

Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc ở trẻ nam (hoặc ống Nuck ở trẻ nữ), mà đáng nhẽ ra các ống này phải được đóng kín trước khi sinh, khi đường kính ống này đủ lớn để các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ) có thể chui qua đó xuống bẹn và bìu gây thoát vị bẹn.

Những biểu hiện của bệnh để cha mẹ cho trẻ đi khám.

Thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối phồng (khối thoát vị) tại vùng bẹn bìu ở trẻ trai và tại vùng bẹn môi lớn của bé gái. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi trẻ ho, khóc, rặn khi đi đại tiện hay sau những vận động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục… Lúc trẻ nghỉ ngơi hay nằm thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, khối phồng xẹp đi, vùng bẹn của trẻ trở lại như bình thường.

Hình 2: Thoát vị bẹn ở trẻ nam (A), trẻ nữ (B)

Các dấu hiệu để nhận biết thoát vị bẹn bị nghẹt:

Khối phồng tại vùng bẹn không xẹp lại như mọi khi mà căng cứng, sờ vào gây đau, da trên khối phồng có thể đổi màu, thân nhiệt tăng và dấu hiệu tắc ruột trở nên rõ ràng.

  • Xuất hiện một khối u phồng ở vùng bẹn của trẻ em, khối phồng lan tới vùng bìu (bé trai) hoặc vùng mu-môi lớn (bé gái). Khi trẻ nằm yên thường khó phát hiện khối phồng vì khi đó khối thoát vị sẽ chạy ngược về ổ bụng, vùng bẹn lại trở lại như ban đầu.
  • Ngược lại, kích thước khối phồng sẽ tăng lên khi trẻ vận động mạnh, chạy nhảy, ho, rặn hay quấy khóc, thậm chí thấy được khối thoát vị chuyển động dọc theo ống bẹn khi trẻ chạy
  • Nắn vào vùng phồng lên có thể sờ thấy túi thoát vị, khối thoát vị mềm, nắn không đau và di chuyển khi đẩy
  • Đối với những trường hợp bệnh nặng thì khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng được. Khi đó, vùng u phồng có thể sưng đau kèm theo cơn đau quặn bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ có thể buồn nôn hoặc nôn và quấy khóc dữ dội
  • Ngoài ra, trẻ có thể có các biểu hiện của một số bệnh khác ở vùng bẹn- bìu như: xoắn tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn bìu, viêm tinh hoàn,…

Trẻ nhỏ thì bỏ bú, nôn, quấy khóc, trẻ lớn thì kêu đau vùng bẹn

Các xét nghiện cần làm khi trẻ đến khám.

Siêu âm vùng bẹn bìu có thể thấy được tạng thoát vị

Thoát vị bẹn cần được điều trị như thế nào?

Thoát vị bẹn cần phải được phẫu thuật sớm, ngay từ thời điểm phát hiện ra bệnh, ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhằm ngăn chặn biến chứng nghẹt có thể xảy ra, dẫn đến tổn thương đến các tạng bên trong bao thoát vị và các biến chứng nặng hơn nữa.

Mục đích của phẫu thuật là thắt lại ống phúc tinh mạc hoặc ống Nuck (trẻ nữ)

Trẻ cần được chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật:

  • Làm các xét nghiện máu cơ bản
  • Chụp Xquang phổi
  • Khám tai mũi họng
  • Trẻ không được ăn thức ăn đặc 6 (sáu) giờ trước khi phẫu thuật nhằm đảm bảo cho dạ dày rỗng khi gây mê, giảm nguy cơ bị trào ngược (hít phải dịch dạ dày) trong khi gây mê.

Các phương pháp phẫu thẫu thuật để điều trị thoát vị bẹn:

  • Mổ mở đường bẹn:

Phẫu thuật viên sẽ rạch nhỏ ( 2cm) ngay tại các nếp gấp da của bụng, sau đó phẫu tích bộc lộ và thắt lại ống phúc tinh mạc

Nhược điểm của phương pháp này là để lại sẹo sau mổ, không biết bên đối diện có bị không.

Hình: Sau phẫu thuật thoát vị bẹn trẻ em

  • Mổ nội soi: có nhiều phương pháp mổ nội soi như nội soi 1 lỗ, 2 lỗ, 3 lỗ. Phương pháp tốt nhất là phẫu thuật nội soi 1 lỗ.

Trích bài viết của PGS.TS. Trần Ngọc Sơn (học trò Dr.TrầnQuyết)