Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu túi thừa hồi tràng

Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa được tác giả Trịnh Hồng Sơn phân loại không theo vị trí XHTH cao hay thấp, mà theo nhóm nguyên nhân bệnh lý. Túi thừa ruột non xuất hiện ở khoảng 5% dân số và có thể phát triển trong hỗng tràng (80%), hồi tràng (15%), hoặc cả hai (5%). Các biến chứng bao gồm chảy máu, viêm túi thừa và thủng.
Túi thừa ruột non thường được chẩn đoán bằng chụp cản quang ruột non, CT đường tiêu hóa, hoặc nội soi viên nang.
Bệnh nhân nam 72 tuổi đại tiện phân máu 2 lần tại nhà, tiền sử tăng huyết áp, vào viện trong tình trạng tỉnh táo, vã mồ hôi, mạch 90 lần/phút, huyết áp 120/80mmHg. Bụng mềm, chướng nhẹ, không có khối bất thường. Thăm trực tràng có máu đỏ đen. Bệnh nhân được làm xét nghiệm cơ bản cấp cứu, truyền dịch, thuốc cầm máu, theo dõi mạch, huyết áp qua monitor tại phòng cấp cứu.
Kết quả xét nghiệm máu Hồng cầu 3.52T/l, Hb 108, Hct 32%, Bạch cầu 12.50G/l, Tiểu cầu 197, PT 91%, APTT 25.3.
Siêu âm ổ bụng tại giường quai ruột giãn nhẹ.
Cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc hình ảnh đoạn cuối hồi tràng cách góc hồi manh tràng 35mm có hình ảnh cấu trúc dạng ống tiêu hóa thông với hồi tràng thâm nhiễm mỡ. Có vài hạch nhỏ lân cận.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
Bệnh nhân tiếp tục đại tiện phân máu đỏ đen số lượng nhiều, chỉ định đặt Catheter tĩnh mạch TW hồi sức, nội soi tiêu hóa cấp cứu.
Nội soi dạ dày không thấy tổn thương, nội soi đại tràng thấy nhiều phân đỏ đen, sơ bộ không thấy tổn thương khác, không qua được ống soi đến hồi tràng do bệnh nhân kích thích.
Xét nghiệm lại công thức máu: Hồng cầu 3.34, Hb 99, Hct 30%. Theo dõi trên monitor mạch 100l/ph, HA 90/60mmHg.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa nghĩ đến chảy máu túi thừa ruột non.
Mở vào bụng theo đường trắng giữa trên và dưới rốn kiểm tra toàn bộ đại tràng không thấy khối bất thường, ruột non không thấy túi thừa bờ tự do, đoạn ruột non phía trên không có máu bên trong, kiểm tra đoạn cuối hồi tràng thấy túi thừa nằm kín đáo trong bờ mạc treo kích thước khoảng 3x3cm. Tiến hành phẫu tích túi thừa khỏi bờ mạc treo cẩn thận, mở vào trong thấy nhiều máu cục bên trong. Cắt túi thừa bằng stapler, đóng bụng.
Bệnh nhân được chuyển về khu hồi sức sau mổ theo dõi, truyền 02 đơn vị hồng cầu khối, huyết tương đông lạnh. Bệnh nhân trung tiện sau 02 ngày, ăn cháo sữa, ra viện sau 07 ngày.

Hình ảnh túi thừa hồi tràng chảy máu

Khuyến nghị: Bệnh nhân có triệu chứng đại tiện phân máu, phân đen cần được khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn soi dạ dày, đại tràng. Các bệnh nhân trên 40 tuổi đầy bụng, chướng hơi, sút cân bất thường cần đến khám chuyên khoa ngoại tiêu hóa đế được tư vấn.


Hình ảnh túi thừa đại tràng qua nội soi

Vui lòng đặt khám Chuyên khoa Ngoại tiêu hóa,
Trung tâm Kỹ thuật cao & Tiêu hóa Hà Nội,
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn:
ThS. Vũ Trung Trực Tel/Zalo: 09379.666.83; ThS. Nguyễn Trí Cương, Tel: 03756.423.58
12A, Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội (cổng số 3).