Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

THÔNG TIN Y TẾ TRƯỚC PHẪU THUẬT NẠO VA

Ths.Bs. Hà Danh Đạo

Con của bạn cần được phẫu thuật nạo VA: đây là phẫu thuật cắt mô lympho ở vòm mũi họng. Để bạn được thông tin về phẫu thuật này, chúng tôi yêu cầu bạn đọc kỹ tài liệu này. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi của bạn.

Hãy nhớ nói với bác sĩ về các thuốc điều trị mà con bạn đang dùng, đặc biệt là aspirin. Hãy nhớ báo cáo nếu con bạn đã từng có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào, đặc biệt là tên các thuốc gây dị ứng. Cuối cùng, đừng quên mang theo các giấy tờ y tế mà bạn có khi nhập viện: xét nghiệm máu, kết quả test miễn dịch dị ứng, kết quả chụp X quang, nội soi tai mũi họng,…Bạn sẽ được bác sỹ phẫu thuật và bác sĩ gây mê căn dặn cần nhịn ăn uống, chuẩn bị sức khỏe thế nào trước giờ phẫu thuật để cuộc mổ và gây mê được an toàn nhất.

MỤC ĐÍCH PHẪU THUẬT

VA là mô bạch huyết bình thường nằm ở phía sau hốc mũi. Tình trạng tổ chức VA phì đại hoặc viêm mạn tính rất phổ biến ở trẻ em.

Việc phẫu thuật cắt bỏ VA được chỉ định trong các trường hợp sau:

        – Ngạt mũi, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

        – Niêm mũi họng tái phát nhiều lần và có các biến chứng, đặc biệt là viêm tai giữa.

PHẪU THUẬT ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO

Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Bệnh nhân sẽ được bác sỹ gây mê khám trước phẫu thuật nhằm kiểm tra liệu đã sẵn sàng cho một cuộc gây mê an toàn. Bạn sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến chuyên môn của họ.

Phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng bằng cách sử dụng một chiếc nạo (la Moure/la Force) được đưa qua miệng, hoặc tân tiến hơn được thực hiện dưới nội soi bằng dao plasma, comblator hoặc humer (microdebrider) để loại bỏ hết tổ chức VA.

Theo dõi sau phẫu thuật, có thể tình trạng chảy máu nhẹ vẫn còn trong những giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Nhưng về nguyên tắc là hậu phẫu rất đơn giản nhẹ nhàng. Con bạn nhanh chóng lấy lại ăn uống sinh hoạt và thậm chí có thể đi học ngay ngày hôm sau.

Thời gian nằm viện tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân và chăm sóc hậu phẫu sẽ được bác sĩ phẫu thuật thông báo cho bạn.

CÁC NGUY CƠ/TAI BIẾN SỚM

Đó là nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Thường trong phẫu thuật nạo VA chảy máu nhẹ. Trong một số ít trường hợp, chảy máu nặng hơn có thể cần phải thao tác cầm máu tại chỗ.  Hiếm hơn, có thể xảy ra đợt nhiễm trùng mũi họng hoặc viêm tai giữa cấp tính.

Cũng cần tính đến các tổn thương nhỏ ở lưỡi, màn hầu, lưỡi gà, răng sữa có thể xảy ra do quá trình thao tác dụng cụ phẫu thuật được sử dụng.

CÁC NGUY CƠ THỨ PHÁT KHÁC

Sau khi lành sẹo, có thể có biến đổi nhỏ giọng nói do thay đổi lưu thông luồng khí qua vòm mũi họng và vòm khẩu cái mềm. Trong trường hợp này, có thể cần điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ.

Việc loại bỏ VA không bảo vệ khỏi hoàn toàn sự tái phát sau đó của bệnh lý mũi họng hoặc viêm tai, do đó việc đã nạo VA không đồng nghĩa với khỏi hoàn toàn các bệnh lý tai mũi họng.

CÁC BIẾN CHỨNG NẶNG/ĐẶC BIỆT KHÁC

Bất kỳ can thiệp y tế nào, từ thăm khám, xét nghiệm, thăm dò hay thủ thuật nào trên cơ thể con người, dù được thực hiện đúng quy trình y tế trong điều kiện thẩm quyền và an toàn theo tiêu chuẩn quy định có hiệu lực, đều có nguy cơ gây biến chứng.

Các biến chứng nặng có thể xảy ra:

–    Hít phải máu có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật; điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng phế quản phổi cần phải điều trị.

–     Nhiễm trùng vùng cổ là rất hiếm. Biểu hiện bằng sốt cao, đau vùng cổ, sưng vùng cổ, hoặc vẹo cổ khi có sốt cao cần được hội chẩn khẩn cấp với bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Ths. Bs Hà Danh Đạo