Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

NỐI NGÓN TAY CHÍNH CHO NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ CHÉM ĐỨT RỜI TẠI HÀ NỘI

Đêm trực ngày 16/12. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nôi) đã tiếp nhận nam bệnh nhân, 31 tuổi, với ngón I tay phải đứt rời do bị chém được bọc trong túi nilon.

Qua khai thác các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Xanh phát hiện do mẫu thuẫn cá nhân, bệnh nhân bị đối tượng chem đứt rời đốt I ngón I tay phải, đồng thời có nhiều vết thương lóc da lộ gân ngón II và ngón III cùng bên.

Theo các bs, khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, sau khi xảy ra tai nạn, bệnh nhân đã tự bảo quản ngón tay cái bằng cách bọc trong túi nilon. May mắn là bệnh nhân đến cấp cứu sớm (khoảng 1-2 giờ sau khi xảy ra tai nạn) nên tình trạng ngón tay vẫn còn tương đối tốt.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, BS Nguyễn Minh Nghĩa cho biết: “chúng tôi đã tiến hành các bước xử trí bảo quản ngón tay đứt ngay lập tức, rủa nước muối vô trùng dùng gạc vô trùng bọc ngón tay lại, sau đó bọc trong túi nilon vô trùng, rồi để vào nước đá đang tan và chuyển mổ cấp cứu ngay lập tức”.

Nối ngón tay cái bị chém đứt rời cho người đàn ông ở Hà Nội - 1
Hình ảnh Bàn tay của bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật

Ca mổ cấp cứu nối ngón tay của bệnh nhân được thực hiện bởi BS Nguyễn Minh Nghĩa (Trưởng kíp mổ) và BS Nguyễn Trần Thành.

Bệnh nhân được kết hợp xương bằng nẹp, nối cân cơ và sau đó nối lại mạch máu, dây thần kinh bằng kỹ thuật mổ vi phẫu. 

BS Nguyễn Trần Thành chia sẻ: “Khó khăn nhất trong quá trình thực hiện phẫu thuật chính là mạch máu ngón tay có kích thước rất nhỏ. Do đó, các bác sĩ phải dùng kính vi phẫu (kính hiển vi phóng đại nhiều lần) để có thể nối được mạch máu ngón tay. Mổ vi phẫu đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn kỹ thuật độ nhẫn nại và tỉ mận cực tốt”.

Sau hơn 4 tiếng thực hiên phẫu thuật thành công. Hiện tại, ngón tay được nối sống tốt, không bị lệch chỉnh. Tuy nhiên, theo BS Nghĩa, bệnh nhân cần một thời gian dài tập phục hồi chức năng để dần phục hồi lại biên độ vận động của ngón tay cái.

“Ngón cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, nối lại ngón cái đứt rời và tập vận động đúng cách giúp phục hồi chức năng của bàn tay, phục hồi lại khả năng lao động cũng như cuộc sống bình thường cho người bệnh. Tuy nhiên, vận động ngón cái được nối vẫn khó có thể hồi phục hoàn toàn như trước, mà thường chỉ đạt đến 70-80%”, BS Nghĩa cho hay.

Qua đây, chuyên gia cũng khuyến cáo, việc bảo quản phần chi đứt rời trước khi được cấp cứu là rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, cần bình tĩnh gói phần chi bị đứt bằng gạc vô trùng. Trong trường hợp không có gạc y tế thì có thể cho vào khăn mặt thật sạch. Sau đó, dùng túi nilon sạch bọc lại. Nếu có thể, thả túi nilon có chứa chi vào trong nước đá (cả nước và đá) sau đó đem đến bệnh viện càng sớm càng tốt.