Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline (từ 8h00-17h00): 0989819115
Cấp cứu (từ 17h00-8h00): 0989809115

NHỒI MÁU CƠ TIM

NHỒI MÁU CƠ TIM

Là bệnh lý tim mạch thường gặp ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu mình. Hàng năm, tại nước ta cũng có hàng nghìn bệnh nhân đã được cứu sống bằng phương pháp tim mạch can thiệp nhờ đến bệnh viện sớm. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu nhồi máu cơ tim là gì và cách xử trí như thế nào là hợp lý nhất.

1. Nhồi máu cơ tim và các dấu hiệu cảnh báo:

 

Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi,  lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy timsốc tim, đột tử do tim,..

 

 

2.  Nguyên nhân nhồi máu cơm tim

 

–        Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

–        Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

–        Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

 –       Nơi mảng xơ vữa bám vào thành mạch bị viêm, đến 1 thời điểm mảng xơ vữa này bị bong tróc và nứt vỡ thúc đẩy hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu. Khi lòng mạch bị bít tắc dẫn đến vùng cơ tim phía sau không được đưa máu đến nuôi hậu quả gây hoại tử và chết vùng cơ tim đó gây nên nhồi máu cơ tim.

 

3.  Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim?

 

– Tăng huyết áp

– Đái tháo đường

– Tai biến mạch não

– Tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi)

– Bệnh thận mạn hoặc tiền căn bệnh tự miễn

– Tiền sử tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai

Rối loạn lipid máuTăng cholesterol, tăng triglycerid máu

– Lớn tuổi, trên 40 tuổi

– Thừa cân, béo phì BMI ≥23

– Hút thuốc lá

– Người ít vận động.

 

4. Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp   

 

Đau thắt ngực: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, một số người sẽ có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực hoặc có bàn tay của ai đó bóp chặt lấy tim, trong khi một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm… Cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.

Mệt mỏi: 100% người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện

Khó thở: Khó thở có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực

Buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, ợ nóng: Các triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam

Các dấu hiệu khác: Chóng mặt, choáng váng, cảm giác muốn đi đại tiện, toát mồ hôi lạnh, vã mồ hôi, lo lắng quá mức…

 

5. Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim tại nhà


          Trong cấp cứu nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh mạng của người bệnh. Thời điểm để xử trí cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là trong vòng hai giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà ai cũng nên biết:


a. Đối với bản thân người bệnh

–        Phải dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất).
–        Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mắtt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.
–        Cởi bớt áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt (nếu có).
–        Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ họ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.


b. Đối với người thân của bệnh nhân

–        Khi quan sát thấy người bệnh có những dấu hiệu nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu và khẩn trương đưa bệnh nhân đến BV càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, người nhà cần tiến hành sơ cứu như sau:
–        Hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.

 

6.  Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

 

–        Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình.

–        Vai trò của một chế độ ăn uống cho người bị nhồi máu cơ tim và luyện tập thể dục trong phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch đã được chứng minh hiệu quả. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch vành. Đối với bệnh nhân đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, người bệnh nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

–        Bỏ thuốc lá, giảm rượu bia

          –        Giảm cân, duy trì BMI dưới 23 kg/m2.

Tóm lại, nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu được chẩn đoán sớm sẽ giúp cứu sống vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi kịp thời, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và những biến chứng lâu dài sau này. Do đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bệnh lý để được điều trị nhồi máu cơ tim tối ưu nhất.

Mọi Thông tin xin liên hệ:Trung Tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hoá Hà Nội- BV Xanh Pôn, Hotline: 0989.819115