Chân chữ X là gì?
Chân hình chữ X (knock knees) là hội chứng đầu gối chụm vào và cẳng chân chĩa ra ngoài khiến hai bàn chân không khép được vào. Trong y học hội chứng này được gọi là genu valgum, trong đó valgus nghĩa là vẹo chân ra ngoài, tức là càng xuống phía dưới thì chân càng xa trọng tâm cơ thể, genus có nghĩa là đầu gối, hai chữ này ghép lại để biểu thị thế chân mà càng xuống phía dưới đầu gối thì càng xa trọng tâm cơ thể.
Hội chứng knock knees tự phát xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Những người bị bệnh béo phì thì hay bị hơn.Đặc biệt, những trường hợp béo phì thì thường có xu hướng nhìn thấy chân hình chữ X có vẻ nghiêm trọng hơn là thực trạng mà người bệnh đang bị.
Trên thực tế, những trường hợp chân chữ X mà điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật như nẹp hỗ trợ, vật lý trị liệu v.v… thì đều không đem lại kết quả vì xương chân đã bị biến dạng.
Người có chân chữ X thường có khoảng trống lớn giữa 2 chân khi đứng thẳng trong khi 2 đầu gối chụm vào nhau. Hầu hết trẻ em từ 1- 4 tuổi thường có chân chữ X. Tuy nhiên, đến độ tuổi từ 6-7 tuổi, chân trẻ sẽ dần tự điều chỉnh thẳng lại bình thường.
Hình ảnh chân chữ X (chân chữ chi hay hội chứng vẹo đầu gối) Ảnh nguồn Internet
Trong một số trường hợp, chân chữ X hay chân chữ chi có thể là dấu hiệu của bệnh xương tiềm ẩn, đặc biệt khi tình trạng này ở trẻ không được cải thiện theo tuổi tác hoặc bắt đầu xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 6-7 tuổi.
Cách nhận biết trẻ bị chân chữ X / chân chữ chi sớm
Trẻ có chân chữ chi thường có 2 mắt cá chân ở cách xa nhau khi 2 chân đứng thẳng và đầu gối chạm vào nhau, khoảng cách này thường từ 8cm trở lên. Khi bị chân chữ chi nhưng không tự cải thiện theo thời gian sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm khớp.
Tình trạng chân chữ X bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm khớp
Hãy đưa bé đến bệnh viện để tham vấn ngay ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu như trẻ có các biểu hiện của hội chứng vẹo đầu gối sau:
- Khoảng cách giữa hai cổ chân lớn hơn 8cm khi bé đứng thẳng chân và hai đầu gối chạm vào nhau.
- Có sự khác biệt lớn giữa 2 chân của bé khi đứng thẳng như 1 chân bị vẹo, chân còn lại bình thường.
- Bé bị chân chữ X nhưng không có dấu hiệu cải thiện theo thời gian.
- Bé bị đau đầu gối hoặc đi lại khó khăn.
- Dáng đi dị dạng hay khập khiễng.
Nguyên nhân gây hội chứng vẹo đầu gối ở trẻ
Vẹo đầu gối (chân chữ X) là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ khỏe mạnh dưới 6 – 7 tuổi và là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ. Chân trẻ thường sẽ tự cải thiện và thẳng dần khi trẻ lớn lên mặc dù tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Đặc trưng của tình trạng chân chữ X sinh lý thường bao gồm: trẻ từ 2 – 5 tuổi; 2 chân vẹo đều, dáng người bình thường, không có các triệu chứng khác đi kèm.
Chấn thương trong sinh hoạt, tập luyện có thể là nguyên nhân gây chân chữ X bệnh lý
Bệnh này phát sinh do bệnh còi xương (ricket), bệnh nhiều chồi xương bẩm sinh(hereditary multiple exostosis) đa phát, di truyền hoặc do di chứng khác gây nên, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tự phát(idiopathic) mà không có lý do gì đặc biệt.
Bên cạnh vẹo đầu gối sinh lý, trẻ còn có thể có vẹo đầu gối bệnh lý, có thể xảy ra sau chấn thương hoặc đi kèm với các rối loạn về chuyển hóa hay rối loạn hệ thống, loạn sản xương hay các tình trạng ung thư. Một số dấu hiệu có liên quan bao gồm vẹo ở trẻ nhỏ hơn 2 hay lớn hơn 7 tuổi; vẹo một bên, thể trạng thấp, và tình trạng vẹo tiến triển dần.
Cách điều trị, cải thiện chân chữ X ở trẻ
Phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng vẹo đầu gối ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp sinh lý, trẻ có chân chữ X thường không cần điều trị và có xu hướng tự điều chỉnh khi lớn lên. Mặc dù vậy, với những trường hợp chân chữ X kéo dài qua 6,7 tuổi hay thậm chí đến tuổi trưởng thành, có thể cần phải điều trị đặc biệt khi chúng gây ra các vấn đề chẳng hạn như đau đầu gối hay dáng đi biến dạng.
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi trẻ lớn hơn 10 tuổi kèm với các triệu chứng như khó chạy, đau gối, đau chân hoặc với trẻ có biến dạng rõ rệt (khoảng cách 2 mắt cá hơn 8 cm)
Một trong những nguyên nhân gây nên chân chữ chi là do còi xương, có thể điều trị bằng cách cho trẻ phơi nắng sáng để đảm bảo giúp trẻ nhận đủ nhu cầu hàng ngày về vitamin D và dinh dưỡng với chế độ ăn giàu canxi. Ngoài ra, có thể sử dụng bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ.
Chân chữ X thường hay kết hợp dị tật khác: bàn chân bẹt, chồi xương,…
Chân chữ X là một tình trạng sinh lý thường gặp và thường sẽ cải thiện khi trẻ lên 4 – 7 tuổi. Tình trạng chân chữ X, chân chữ chi hay vẹo đầu gối bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến chức năng khớp gối, từ đó dẫn đến quá tải cho các dây chằng và hậu quả lâu dài sẽ dẫn đến rách sụn chêm, đau khớp và tăng nguy cơ bị viêm khớp, do đó ba mẹ không nên chủ quan.
Nguồn tổng hợp sưu tầm