Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline : 0989819115
Cấp cứu: 0989819115

DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Bài viết của Th.S Bs Phùng Hoàng Hiệp – Trưởng đơn nguyên tiêu hóa, trung tâm Kỹ thuật cao Bv Đa khoa Xanh pôn

 

Th.S Bs Phùng Hoàng Hiệp, trong ca nội soi tiêu hóa tại trung tâm Kỹ thuật cao Bv Đa khoa Xanh pôn

Tình huống:

 

Ngày qua Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ, 60 tuổi. Không có tiền sử bệnh tiêu hóa.

 

Trước khi đến bệnh viện 1 ngày, bà thấy đau nhói vùng thượng vị từng lúc, không nôn, không sốt. Tới khám bệnh viện tuyến dưới được chẩn đoán: Dị vật đường tiêu hóa, với vật lạ cắm sâu vào thành dạ dày. Tại đây bệnh viện lo ngại nguy cơ tổn thương phức tạp nên điều trị nội khoa và theo dõi, chưa dám rút dị vật qua nội soi , bà được theo dõi tiếp tục điều trị nội khoa 2 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, bà càng ngày triệu chứng bệnh càng đau tăng lên nhiều hơn nên được xin chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn điều trị tiếp

 

Sau quá trình thăm khám và hội chẩn bà được chỉ định chụp CT Scanner đánh giá thêm tổn thương: Kết quả Ct Scanner thấy dạ dày viêm dày thành, thâm nhiễm xung quanh; không thấy apxe hay khí tự do trong ổ bụng.

 

Bệnh nhân được Th.S Bs Phùng Hoàng Hiệp nội soi dạ dày dưới gây mê gắp dị vật. Quá trình thực hiện thành công, không biến chứng sau thủ thuật.

 

Bà tiếp tục được điều trị Loét xơ chai hành tá tràng tái phát và theo dõi thêm trong viện. Hiện tại tỉnh táo dấu hiệu sinh tồn ổn định, không biến chứng, tạm thời nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Dự kiến ngày mai bệnh nhân sẽ được ăn sữa và cháo loãng.

Bàn luận:

 

  • Dị vật đường tiêu hóa  đôi khi không có tiền sử rõ ràng vì bệnh nhân thường không để ý. Vì vậy cần đi khám sớm khi có các dấu hiệu của đường tiêu hóa hoặc bất thường để phát hiện sớm.

 

  • Dị vật tăm vào đường tiêu hóa có thể cắm vào thành ống tiêu hóa gây thủng đường tiêu hóa gây viêm phúc mạc, hoặc gây apxe trong ổ bụng (nếu được khu trú lại); đôi khi có thể cắm vào mạch máu trong ổ bụng gây chảy máu ổ bụng hoặc xuất huyết tiêu hóa (nếu điểm chảy máu vỡ vào lòng ống tiêu hóa).

 

  • Vì vậy, dị vật đường tiêu hóa nên được đánh giá và lấy ra sớm khi có thể; để muộn sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi lấy dị vật và sau khi lấy dị vật.

 

Chú ý:

 

Người dân cần nhận thức nguy cơ của dị vật tăm đường tiêu hóa; thay đổi thói quen ngậm tăm hoặc vừa ngậm tăm vừa cười nói chuyện.

 

Hình ảnh nội soi gắp dị vật trong dạ dày là tăm tre

 

http://tieuhoahn.paditech.org/noi-soi/

 

Ths. Bs Phùng Hoàng Hiệp