Thứ 2 - 6: Sáng : 7h15 - 12h, Chiều: 13h30h - 17h / Thứ 7: 7h30 - 12h
Hotline (từ 8h00-17h00): 0989819115
Cấp cứu (từ 17h00-8h00): 0989809115

AMIDAN & VA

Amidan và VA là những mô lympho có liên quan đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch của cơ thể, thông qua việc sản xuất các kháng thể. Amidan là hai khối mô miễn dịch nằm ở phía sau miệng và VA là một cụm mô miễn dịch nằm ở phía sau hốc mũi.

       Amidan và VA nằm ở cửa ngõ đường thở và đường tiêu hóa, có nhiệm vụ thu thập các mẫu vi khuẩn đường hô hấp và thức ăn để phân tích chúng và phát triển các kháng thể thích hợp. Cơ chế này hiệu quả và hữu ích chủ yếu trong những năm đầu đời.

        Tuy nhiên sau 3 hoặc 4 tuổi, amidan và VA không còn nhiều hữu ích nữa, nhưng vẫn có thể được nói đến. Chúng có thể bị nhiễm trùng và/hoặc tăng kích thước đến mức gây khó thở và khó khăn trong ăn uống.

I. Viêm Amidan, VA, viêm họng

Bệnh đặc trưng bởi amidan và/hoặc VA gia tăng kích thước, trở nên viêm đỏ, sưng tấy, bao phủ bởi các chấm trắng. Viêm họng có kèm theo sốt, viêm lan tỏa vùng mũi họng gây chảy nước mũi, giọng khàn, ho, nuốt đau, sưng hạch ở cổ. Khi bị viêm nhiễm thường chảy dịch xuống phía sau cổ họng và gây ra những cơn ho có thể làm nôn trớ vào ban đêm.

Biến chứng chính của bệnh viêm amidan/VA do liên cầu là thấp khớp cấp, có thể phòng ngừa bằng cách uống kháng sinh phòng thấp đầy đủ.

II. Khi amidan và VA quá phát:

Gây rối loạn hô hấp, ăn uống khó khăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của khối mặt

Các rối loạn hô hấp được quan sát thấy đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ ngủ không yên giấc, ngáy, chảy dãi ra gối, gặp ác mộng, lên cơn khóc đêm, nghiến răng và khi ngủ với tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há ra. Những tình trạng khó thở về đêm này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, trẻ hay mệt vào buổi sáng, trằn trọc trong ngày, ăn uống kém, không tập trung học tập.

     Vào ban ngày, amidan và VA quá lớn làm bít tắc mũi sau, chảy nước mũi và phải thở bằng miệng.

Trẻ em có amidan lớn gặp trở ngại thực sự khi nuốt cục thức ăn. Bé thích ăn thức ăn mềm hơn là thức ăn cứng vì phải đưa thức ăn qua lại rất lâu mới có thể vượt qua được khối amidan. Vì thế bữa ăn của bé bị kéo dài.

            Cuối cùng, quá phát amidan và VA làm chặn lưỡi ở vị trí thấp tiếp giáp với sàn miệng. Vị trí sai này của lưỡi có thể gây ra rối loạn phát triển của khuôn mặt. Xem sự phát triển của khuôn mặt.

            Amidan có cấu tạo lồi lõm có nhiều khe hốc trên bề mặt và đi sâu vào tuyến bởi các khe rãnh gọi là hốc amidan. Những hốc này có thể chứa đầy các khối màu trắng mùi hôi gọi là sỏi/tổ chức bã đậu amidan. Sỏi amidan là kết quả do thức ăn bị mắc lại ở các hốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lắng đọng các chất cặn. Sỏi amidan này làm vướng họng, gây hôi miệng và đôi khi là tác nhân gây viêm amidan.

Amidan bên trái có các hốc chứa các khối màu trắng mùi hôi

Để biết thêm thông tin, vui lòng đọc thêm mục “Phẫu thuật cắt amidan”, “Phẫu thuật nạo VA”, hoặc liên hệ Bs Đạo (hadanhdao@gmail.com hoặc Zalo phone 0913766698)