Đau thượng vị là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm không nên xem thường. Người bệnh cần nắm được các nguyên nhân gây đau thượng vị để có phương án điều trị tối ưu.
Đau thượng vị là gì?
Vùng thượng vị được giới hạn trong phạm vi từ dưới mũi xương ức đến vùng rốn và hai bên mạn sườn.
Đau thượng vị là tình trạng căng tức mà nhiều người gặp phải, với các cơn đau nhói, đau thắt, đau âm ỉ tại vùng thượng vị. Các cơn đau dữ dội có thể lan ra cả phía sau lưng của người bệnh.
Triệu chứng đau thượng vị có thể xảy ra sau khi người bệnh ăn quá no hoặc sau khi sử dụng nhiều rượu bia. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài với tần suất và cường độ cao, bạn cần thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân đau thượng vị
Đau thượng vị có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:
Chứng khó tiêu
Căng tức vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn sau khi người bệnh ăn no. Axit trong dạ dày có nhiệm vụ giúp thức ăn được tiêu hóa nhưng axit có thể gây kích ứng trong hệ tiêu hóa nếu dạ dày tiết quá nhiều.
Trào ngược dạ dày
Triệu chứng thường gặp là hiện tượng khó tiêu, miệng đắng, ho lâu ngày, có cảm giác khó chịu tại vùng cổ họng hoặc ở ngực. Tình trạng này gây nên các cơn đau tại vùng thượng vị. Axit trào ngược (ngay cả thức ăn cũng có thể bị trào ngược) lên vùng thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tức ngực và cổ họng kèm theo triệu chứng đau thượng vị.
Viêm thực quản
Niêm mạc thực quản bị viêm do axit trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản hoặc do dị ứng, kích ứng mãn tính, nhiễm trùng.
Viêm loét dạ dày
Tổn thương tại niêm mạc dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột gây nên tình trạng viêm loét dạ dày kèm theo các cơn đau nhói ở vùng trên ổ bụng (vùng thượng vị).
Rối loạn túi mật
Túi mật không thể mở được do xuất hiện sỏi mật, biểu hiện dễ nhận biết khi túi mật bị rối loạn là đau bụng, vàng da, đi ngoài ra phân đen, đầy hơi.
Thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng không khoa học và không ăn uống điều độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thượng vị. Muốn ngăn ngừa tình trạng đau thượng vị, bạn cần ăn uống vừa phải, không quá no khiến dạ dày chịu áp lực lớn..
Triệu chứng đau thượng vị dạ dày
Vùng thượng vị có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác như dạ dày, gan, ống thực quản, tuyến tụy, ruột non. Vì vậy mà bất kỳ cơ quan nào bị tổn thương cũng có thể gây ra tình trạng đau thượng vị.
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng đau thượng vị ở mỗi người có thể khác nhau căn cứ vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Đa số người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhói, đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vị trí thượng vị. Bên cạnh đó đau thượng vị còn có thể kèm theo các triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở ngực
- Đầy hơi, khó tiêu hoặc có cảm giác trướng bụng
- Nôn hoặc buồn nôn
- Đau tức dạ dày
- Đau thượng vị nghiêm trọng hơn khi di chuyển
- Chán ăn, giảm cân, nhanh no
Khi các triệu chứng đau thượng vị xuất hiện kéo dài và tăng dần cấp độ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở Y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Đau thượng vị buồn nôn
Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân, có thể khởi phát từ bệnh lý bên trong cơ thể, đặc biệt là đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia triệu chứng này có khả năng cao xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Ngộ độc thực phẩm
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Trào ngược dịch vị dạ dày thực quản
- Viêm thực quản
- Xuất huyết tiêu hóa trên
- Ung thư dạ dày
Đau thượng vị buồn nôn được xem là triệu chứng đau thượng vị nghiêm trọng. Vì vậy để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh bị đau thượng vị buồn nôn cần đến ngay các cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị.
Đau vùng thượng vị về đêm
Triệu chứng đau thượng vị về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do làm việc căng thẳng, stress, rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc có thể xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm như:
Đau thượng vị về đêm kèm theo sốt, khó thở, giảm cân không rõ nguyên do, nôn ra máu, có máu trong phân… người bệnh cần đến ngay các cơ sở Y tế. Vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, viêm tụy cấp,… đặc biệt nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Đau thượng vị uống thuốc gì
Tùy thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân gây đau thượng vị mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc trị đau thượng vị. Hiện nay thuốc điều trị đau thượng vị người bệnh có thể sử dụng là thuốc Tây Y và thuốc Đông Y.
Thuốc Tây Y
Thuốc kháng axit: Điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa, giúp trung hòa HCl, tăng độ pH, hạn chế axit trong dạ dày xâm lấn mô.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide): Giúp kích thích bài tiết dịch nhầy, thúc đẩy tuần hoàn máu và sự sản sinh của các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.
Thuốc kháng histamine H2 thường được sử dụng điều trị đau thượng vị như Cimetidin, Nizatidon, Famotidin, Ranitidin,…) giúp giảm bài tiết axit trong dạ dày mạnh vào ban đêm và hạn chế sau khi ăn.
Thuốc Đông Y
Bài thuốc 1 giúp giảm đau thượng vị do căng thẳng: Nguyên liệu gồm có diên hồ sách, ô dược, cam thảo, sa nhân, hương phụ, vỏ quýt khô. Đem tất cả sắc với 1,5 lít nước, khi còn 150ml thuốc sắc thì dừng lại.
Bài thuốc 2 chữa đau thượng vị với mật ong và nghệ: Trộn 60gr mật ong với 120gr tinh bột nghệ đến khi hỗn hợp đồng nhất thì nặn thành từng viên nhỏ và cho vào hũ thủy tinh. Bạn có thể sử dụng thuốc khi xuất hiện cơn đau thượng vị hoặc trước khi ăn sáng 30 phút.
Bài thuốc 3 chữa đau thượng vị bằng nước ép bắp cải: Bắp cải tách lá và rửa sạch, sau đó chần qua nước sôi và ép nước (sử dụng trong ngày, không sử dụng khi đã để qua đêm).
Bs. Trần Nguyễn Nhật