1. Bệnh rò hậu môn là gì
– Rò hậu môn (RHM) hay còn gọi là bệnh mạch lươn, là những nhiễm khuẩn mạn tính vùng hậu môn trực tràng. Bệnh thường khởi đầu bằng các ổ mưng mủ, tấy, đau cạnh hậu môn ( áp xe cạnh hậu môn), sau đó vỡ mủ tạo thành một ổ viêm trên da cạnh hậu môn sưng đau chảy dịch từng đợt.
– Như vậy Áp xe và rò là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý. Nếu áp xe không được điều trị hoặc điều trị không tốt sẽ dẫn tới rò.
– Đây là dạng bệnh lý rất thường gặp của vùng hậu môn trực tràng
Abces Rò hậu môn Lỗ rò hậu môn
2. Điều trị bệnh rò hậu môn như thế nào
Điều trị rò hậu môn là phẫu thuật, thuốc không có tác dụng, hoặc chỉ làm giảm nhẹ bệnh sau đó bệnh sẽ tái phát trở lại.
- Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị khỏi bệnh
+ Tránh tình trạng đại tiện không tự chủ sau mổ
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho người bệnh: ít sẹo, đau ít, hồi phục sớm
- Phương pháp mổ rò hậu môn
+ Phẫu thuật cắt mở đường rò: Đến nay phương pháp mổ thông dụng nhất được áp dụng ở hầu hết các cơ sở y tế. Phẫu thuật này cho phép lấy bỏ toàn bộ đường rò, và để vết thương hở, vết thương được chăm sóc để đầy dần từ dưới đáy tới bề mặt da. Vì vậy việc chăm sóc vết mổ đúng cách là rất quan trọng
+ Phẫu thuật nội soi điều trị rò hậu môn (VAAFT): là kỹ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam; với nhiều ưu điểm như: sẹo mổ nhỏ 1-2cm; không làm tổn thương cơ thắt, rất ít đau; ra viện sau 1- 2 ngày; chăm sóc sau mổ đơn giản
Sẹo mổ sau mổ rò hậu môn nội soi | Sẹo mổ sau mổ rò hậu môn theo phương pháp thông thường |
- Chăm sóc sau mổ rò hậu môn
- Chăm sóc sau mổ rò hậu môn là vô cùng quan trọng: Chăm sóc đúng sẽ làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh; mau lành bệnh; ít đau; hồi phục sớm
- Thời gian trung bình để liền vết thương vùng hậu môn là khoảng 4 tuần: Do đó việc hướng dẫn cho người bệnh tự chăm sóc tại nhà là vô cùng quan trọng
- Mục tiêu chính của quá trình chăm sóc sau mổ là: đảm bảo vết mổ luôn sạch, và quá trình liền sẹo được hình thành từ đáy vết thương lên đến mặt da để tránh tái phát
Các vấn đề chính trong chăm sóc sau mổ rò hậu môn bao gồm:
3.1. Vệ sinh vết mổ hàng ngày
- Ngâm hậu môn hàng ngày: có thể dùng dung dịch Betadin pha loãng trong nước sạch, nước muối, hoặc tốt nhất là nước cốt lá trà xanh (khoảng 2 lít). Mỗi ngày ngâm 2- 3 lần: buổi sáng, buổi tối và sau khi đại tiện. Dung dịch ngâm hậu môn được để trong chậu, bệnh nhân được hướng dẫn ngâm tại nhà.
- Thay băng vết mổ: sau khi ra viện bệnh nhân được hướng dẫn thay băng vết mổ tại nhà. Sau mỗi lần ngâm hậu môn, vết mổ được thấm khô bằng gạc, sau đó sử dụng gạc có tẩm thuốc mỡ kháng sinh, giảm đau đặt vào đáy vết thương, đảm bảo cho 2 mép vết thương luôn mở để vết mổ đầy từ đáy lên.
Ngâm vết mổ hậu môn với dung dịch betadin loãng hoặc nước cốt lá trà xanh tại nhà
3.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Cần ăn nhiều rau, quả, uống 2- 2,5 lít nước/ ngày, hạn chế sử dụng chất kích thích, gia vị cay, cà phê… để tránh táo bón sẽ gây đau cho bệnh nhân khi đại tiện.
- Sau mổ bệnh nhân có thể vận động trở lại gần như bình thường. Tuy nhiên cần tránh các công việc gắng sức, mang vác nặng, ngồi lâu, các hoạt động gây sang chấn hậu môn như đạp xe… để không gây ảnh hưởng đến vết mổ
3.3. Các vấn đề cần lưu ý
- Khám lại theo hẹn Bác sĩ
- Khám lại ngay nếu có các triệu chứng như: chảy máu vết mổ, đau nhức, sưng tấy vùng mổ, đại tiện không tự chủ
MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ
- Ths: Nguyễn Ngọc Đan- ĐT: 0984.899.885 ( Zalo; Viber)
- Web: benhhaumon.vn
- Youtube: Bác sĩ Đan
- Facebook: https://www.facebook.com/benhlytieuhoa/